Số 1 Thái Hà, Quận Đống Đa, Hà Nội

Ô NHIỄM RÁC THẢI CÓ THỰC SỰ ĐÁNG SỢ?

Đăng bởi CÔNG TY TNHH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI WECARE vào lúc 27/07/2023

Loài người đang đối diện với rất nhiều thách thức to lớn trong thế kỷ 21. Từ biến đổi khí hậu , đến ô nhiễm nguồn nước (1), năng lượng , ô nhiễm không khí (Van Khuc et al., 2020; Q. Vuong et al., 2021), mất rừng và suy thoái rừng (Khuc et al., 2018), đói nghèo, bệnh dịch . Trong bài này, chúng tôi trình bày một vấn đề lớn khác đó là ô nhiễm rác thải nhựa (Peng et al., 2021).

Như chúng ta đã biết đồ dùng, vật dụng nhựa được biết đến với rất nhiều lợi ích nên dẫn đến tình trạng sản xuất với số lượng lớn làm chúng ta ngày nay phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng – rác thải nhựa đặc biệt là sản phẩm nhựa dùng một lần. Rác thải nhựa có mặt ở khắp nơi và được báo cáo từ Bắc Cực đến Nam Cực, từ bề mặt đến trầm tích (Barnes et al., 2009). Tuy nhiên, bao bì nhựa cho thực phẩm, đồ uống và các mặt hàng thuốc lá thường chỉ được sử dụng một lần, điều này đã góp phần vào 61% rác thải bãi biển toàn cầu(Brooks et al., 2018). Bao bì nhựa và các mặt hàng sử dụng một lần xâm nhập vào dòng chất thải ngay sau khi sử dụng, góp phần tích lũy hơn 6,3 tỷ tấn chất thải nhựa được tạo ra trên toàn thế giới, chỉ có 9% chất thải nhựa đã được tái chế trên toàn cầu, với phần lớn chất thải nhựa toàn cầu được chôn lấp hoặc cuối cùng gây ô nhiễm môi trường (80%), dẫn đến ước tính 4 triệu đến 12 triệu tấn nhựa thải vào đại dương hàng năm.(Jambeck et al., 2015).

 

Châu Âu đưa ra các mục tiêu tái chế rác thải đầy tham vọng. Ảnh: europarl.europa.eu

 

Kể từ năm 2019 đến nay, toàn nhân loại đã, đang và sẽ phải đấu tranh với đại dịch toàn cầu – COVID-19. Tổ chức Y tế Thế giới đã yêu cầu tăng 40% sản xuất PPE dùng một lần(WHO, 2020). Các bệnh viện ở Vũ Hán, trung tâm của dịch COVID-19, đã sản xuất hơn 240 tấn chất thải y tế sử dụng một lần (như khẩu trang dùng một lần, găng tay và áo choàng) mỗi ngày vào thời kỳ đỉnh điểm của đại dịch, gấp 6 lần so với mức trung bình hàng ngày trước khi đại dịch xảy ra. Ngoài ra, COVID-19 khiến việc mua hàng trực tuyến trở nên phổ hiến hơn bao giờ hết Nghiên cứu cũng báo cáo sự gia tăng mua sắm trực tuyến từ 12- 57% ở các quốc gia như Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Ý và Đức trong cùng thời gian. Một công ty nghiên cứu thị trường, Rakuten Intelligence đã báo cáo mức tăng trưởng cao hơn 50% so với mức tăng trưởng 20% hàng năm trong mua sắm trực tuyến ở Mỹ từ tháng 3 đến giữa tháng 4(Rattner, 2020).

 

Vào thời điểm đỉnh dịch, Vũ Hán chứng kiến lượng rác y tế tăng lên 200 tấn/ngày (Trong ảnh: Rác thải y tế tại Nhà máy Xử lý rác thải ở Yangzhou) (Nguồn: baogiaothong.vn)

 

Quá tải rác thải y tế ở bệnh viện chỉ định về Covid-19 tại Indonesia (Nguồn: Tribunnews)

 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm rác thải nhựa. Nguyên nhân căn bản và nghiêm trọng nhất tạo ra rác thải nhựa nằm ở văn hóa môi trường hạn chế của con người (Q.H. Vuong, 2021). Đó là ý thức của con người còn chưa tốt, điều đó được thể hiện qua những hành động rất phổ biến hiện nay: Lạm dụng sử dụng túi nylon, đồ nhựa dùng 1 lần, đặc biệt là trong kinh doanh bởi giá thành rẻ, tiện dụng mà không quan tâm đến đặc tính khó phân hủy của nhựa. Vứt rác bừa bãi, không đúng nơi qui định, không phân loại rác thải: Việc xả rác xuống cống rãnh còn gây tắc nghẽn đường ống, làm ngập lụt đường phố. Người dân chưa thật sự quan tâm đến việc phân loại rác thải gây ra nhiều khó khăn.

 

Theo phân tích của ngành môi trường, trước đây tỷ lệ túi nilon trong các khoảng dưới 5% nhưng đến nay, do thói quen tiêu dùng của con người, tỷ lệ túi nilon lẫn trong rác sinh hoạt lên đến hơn 10%. (Ảnh: Hùng Vö/Vietnam+)

Tiếp theo, nguyên nhân từ hoạt động nông nghiệp: rác thải đến từ hoạt động nông mang nhiều hóa chất độc hại, gây ô nhiễm nguồn nước, nhiều người nông dân còn “ tiện tay” vứt xuồng ao, sông, mương,…

Nguyên nhân từ các hoạt động y tế: Rác thải từ hoạt động y tế đã qua sử dụng nếu không được xử lý đúng. Đặc biệt, trong dịch bệnh covid vừa qua, lượng rác thải y tế là một áp lực lớn đối với Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, bởi lượng lớn rác thải như áo bảo hộ, khẩu trang, các thiết bị y tế dung 1 lần cho người bệnh,… Nếu không xử lí cẩn thận, rác thải không những ảnh hưởng đến môi trường, mà còn có thể là nguy cơ lây lan dịch bệnh, hoặc khiến bệnh dịch bùng phát tại một số địa phương.

Nguyên nhân từ các hoạt động du lịch: lượng du khách càng lớn, thì lượng rác thải càng nhiều, gây nên áp lực lớn cho việc thu gom, xử lí rác thải. Đã có nhiều quốc gia buộc phải đóng cửa một số địa điểm du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì rác thải của khách du lịch như Thái Lan, Phillipines,…

Nguyên nhân từ qui trình xử lí rác thải còn nhiều lỗ hổng: Nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, có qui trình xử lí rác thải còn lạc hậu, hiệu suất kém, chưa xử lí, phân loại, tái sử dụng một cách triệt để.

Nguyên nhân từ sự bàng quan đến từ chính quyền địa phương: Nhiều địa phương chưa thưc hiện đúng các qui định, nghị định, luật lệ ban hành về việc xử lí rác thải, chưa chấp hành nghiêm túc những mức xử phạt hành chính đối với các hành động xả rác bừa bãi không đúng nơi qui định, chưa sát sao trong việc quản lí hệ thống xử lí rác thải.

Nguyên nhân gián tiếp đến từ ngành giáo dục: Giáo dục có vai trò đặc biệt đến chuyển đổi văn hóa (kiến thức, thái độ..) về môi trường, tự nhiên cho thanh niên (Q. Vuong, 2020). Tuy nhiên giáo dục quên đi việc bồi đắp cho học sinh những kĩ năng và ý thức cần thiết nói chung và việc bảo vệ môi trường nói chung. Việc phân loại rác thải, hay vứt rác đúng nơi qui định chưa được sát sao nghiêm khắc, có chăng chỉ là vài buổi thuyết giảng nhàm chán, không được đầu tư để thu hút học sinh và giúp các em hiểu được tầm quan trọng của việc giảm thiểu rác thải.

 

Nguồn: Ô nhiễm rác thải nhựa: vấn đề lớn của nhân loại trong thế kỷ 21 - Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam 

Tài liệu tham khảo:

Barnes, D. K. A., Galgani, F., Thompson, R. C., & Barlaz, M. (2009). Accumulation and fragmentation of plastic debris in global environments. Philosophical Transactions of the Royal Society B: Biological Sciences.

Brooks, A. L., Wang, S., & Jambeck, J. R. (2018). The Chinese import ban and its impact on global plastic waste trade. Science Advances, 4(6), 1–8. https://doi.org/10.1126/sciadv.aat0131

Hanh, H. T. H. (1). Nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước. OSF Preprints. https://doi.org/10.31219/osf.io/ph2rs

Jambeck, J. R., Geyer, R., Wilcox, C., Siegler, T. R., Perryman, M., Andrady, A., Narayan, R., & Law, K. L. (2015). Entradas de residuos plásticos desde la tierra al océano. Ciencia, 347(6223), 768–771. http://www.sciencemag.org/cgi/doi/10.1126/science.1260879%0Ahttps://www.s ciencemag.org/lookup/doi/10.1126/science.1260352

Khuc, Q. Van. (2021). Environmental culture thoughts to make a better world for our nature and children. OSF Preprints. https://doi.org/10.31219/osf.io/g5zex

Khuc, Q. Van. (2022). Về khả năng ứng dụng của hệ xử lý thông tin 3D và nguyên lý bán dẫn giá trị trong tìm kiếm giải pháp cho vấn đề ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Tạp Chí Kinh Tế và Dự Báo, 1–5. https://kinhtevadubao.vn/ve-kha-nang-ung-dung-cua-he-xu-ly-thong-tin-3d-va- nguyen-ly-ban-dan-gia-tri-trong-tim-kiem-giai-phap-cho-van-de-o-nhiem-moi- truong-va-bien-doi-khi-hau-o-viet-nam-20840.html

Khuc, Q. Van, Tran, B. Q., Meyfroidt, P., & Paschke, M. W. (2018). Drivers of deforestation and forest degradation in Vietnam: An exploratory analysis at the national level. Forest Policy and Economics, 90(February), 128–141. https://doi.org/10.1016/j.forpol.2018.02.004

La, V. P. et al. (2020). Policy response, social media and science journalism for the sustainability of the public health system amid the COVID-19 outbreak: The vietnam lessons. Sustainability (Switzerland), 12(7). https://doi.org/10.3390/su12072931

Mont-Saint-Hilaire, Q. (2019). Government of Canada taking action to reduce plastic pollution. Prime Minister of Canada.

Nguyen, M.-H., & Vuong, Q.-H. (2021). Evaluation of the Aichi Biodiversity Targets: the international collaboration trilemma in interdisciplinary research. Pacific Conservation Biology. https://doi.org/10.1071/pc21026

Nguyễn Việt Cường. (2020). Nỗ lực của Nhật Bản trong xử lý rác thải nhựa. Tạp Chí Môi Trường, Tạp trí Môi trường.

Peng, Y., Wu, P., Schartup, A. T., & Zhang, Y. (2021). Plastic waste release caused by COVID-19 and its fate in the global ocean. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America, 118(47). https://doi.org/10.1073/pnas.2111530118

Rattner, N. (2020). As coronavirus restrictions drag on, Americans shift online spending from stockpiling to entertainment. CNBC.

Tập, T. biên. (2020a). Rác thải nhựa trên biển – Nỗi ám ảnh của đại dương và sinh vật biển. An Phat Holdings.

Tập, T. biên. (2020b). Tác hại khôn lường của rác thải nhựa đối với môi trường và cuộc sống. An Phat Holdings.