Số 1 Thái Hà, Quận Đống Đa, Hà Nội

COP 27 VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

Đăng bởi CÔNG TY TNHH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI WECARE vào lúc 27/07/2023

COP 27 -  Có những vấn đề gì đáng nổi bật?

Từ ngày 6 đến 18 tháng 11 năm 2022, Hội nghị Thượng Đỉnh về Biến Đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc lần thứ 27 ( Conference of the Parties, COP27) sẽ được tổ chức tại Sharm el Sheikh, Ai Cập.

Hội nghị được Antonio Gunterres - Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Khai mạc COP27 sẽ có sự tham gia của các phái đoàn đến từ gần 200 nước, hơn 120 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ với hơn 40 nghìn đại biểu khác. Đây là hội nghị thượng đỉnh về khí hậu có số lượng người tham gia đông đảo nhất từ trước tới nay, ngoài ra hơn 3000 nhà báo về các chuyên gia truyền phông từ khắp nơi trên thế giới đã có mặt thông tin về hội nghị COP27 , các nước sẽ được ngồi lại với nhau để cùng nhau tìm ra các vấn đề tồn đọng, mục tiêu để giải quyết các vấn đề khẩn thiết cần được cải thiện. 3 Lĩnh vực chính sẽ được tập chung ở đây bao gồm:

- Giảm lượng khí thải 

- Giúp các quốc gia chống bới biến đổi khí hậu 

- Đảm bảo hỗ trợ kỹ thuật và tài chính các nước đang phát triển 

Mọi dự đoán tổng quan về triển vọng thành công của Hội nghị COP 27 ở đây có thể sai lạc và kết quả thực tế sau ngày 18 tháng 11 năm 2022 hy vọng sẽ mang lại một câu trả lời chính xác và lạc quan hơn.

COP27 năm nay thực sự là hội nghị quan trọng với các quốc gia dường như ưu tiên sử dụng nhiên liệu hóa thạch do khủng khoảng năng lượng. điều này một lần nữa dấy thêm lo ngại mục tiêu cắt giảm khí thải khó có thể đạt được hiệu quả như kì vọng.

 

Nguồn: BBC News

 Các mục tiêu nguyên thủy đầu tiên: 2 hoặc 1,5

Với tình hình chung hiện nay, thế giới đang có quá nhiều biến động, nên nhiều việc giải quyết về biến đổi khí hậu ngày càng khó khăn hơn. Các chương trình về Môi trường của Liên Hiệp Quốc ước tính là vào cuối thế kỷ này tình trạng nóng lên trong toàn cầu là khoảng 2,5 độ, Thế nhưng mục tiêu chỉ đạt được khi nào tất cả các quốc gia đồng thanh tuân thủ các cam kết để bảo vệ.

Ngày nay, bầu khí quyển ấm hơn khoảng 1,2 độ so với thời kỳ tiền công nghiệp. Thực tế trong năm qua cho thấy là 1/3 diện tích của Pakistan bị nhận chìm và 33 triệu dân phải di tản. Châu Âu bị khô hạn và cháy rừng, trong khi Trung Quốc, Hoa Kỳ và Ấn Độ lâm cảnh nóng như thiêu đốt chưa từng có. Các đợt nắng nóng, hạn hán, bão to và mưa giông với lượng nước cực mạnh đang ngày càng gia tăng khăp nơi. Do đó, nhìn chung, tất cả các thảm hoạ này đều có mối liên hệ rõ ràng với sự nóng lên trong toàn cầu.

Thế giới ngày càng ấm lên do lượng khí thải do con người tạo ra phần lớn là từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch như dầu khí đốt, than đá,...

Các chuyên gia khí hậu Liên Hiệp Quốc cho biết nhiệt độ toàn cầu đã tăng 1,1 độ C và đang tăng lên 1,5 độ C. Nếu nhiệt độ tăng từ 1,7 đến 1,8 độ C ,trên mức tăng nhiệt của năm 1850, Ủy ban Liên Chính Phủ khí Hậu ước tính rằng một nửa dân số thế giới có thể phải đối mặt với mức nhiệt và độ ẩm đe dọa tới tính mạng. 

Theo tài liệu của Climate Action Tracker do New Climate Institute và các đối tác xuất bản, nếu chiếu theo Thỏa thuận tại Paris, thì không một quốc gia nào của các nước công nghiệp và mới nổi hiện nay đang hoàn thành nghĩa vụ về mặt bảo vệ khí hậu. Chỉ có Liên Âu là vẫn đang hoạt động tương đối tốt khi đặt mục tiêu giảm 55% lượng khí thải vào năm 2030 và trung hòa với khí hậu vào giữa thế kỷ này.

Các mục tiêu chính hiện nay 

Mục tiêu đầu tiên đó chính là cải thiện Biến Đổi Khí Hậu

Trong lần hội nghị lần trước năm 2021, một số quốc gia có đưa ra những tham vọng cao hơn nhưng thực tế và ước vọng khoảng cách vẫn còn rất là xa. Do đó chủ đề đưa ra trong phiên hội nghị này được đưa vào trong chương trình nghị sự và theo dự đoán sẽ còn nhiều điều còn bàn tán trong tương lai. Và như chúng ta đã thấy, không có dấu hiệu nào là có nhiều tiến bộ quá nhiều.

 

Nguồn: BBC News

Đặc biệt trong lúc các nước vẫn tiếp tục phát thải khí nhà kính thì chỉ có Úc là đệ đơn trình trong năm nay mục tiêu mới và cao hơn đáng kể. Riêng Mỹ thì lại hỗ trợ các kế hoạch bằng luật pháp, giúp cho việc trở nên khả thi hơn, Ở một số quốc gia đã đơn trình đệ lên mục tiêu mới, nhưng không cải thiện việc thực thi so với kế hoạch cũ.

Nguồn: BBC News

Thứ hai là các biện pháp thích nghi với môi trường thay đổi. 

Thủ tục cũng tương tự như vậy, nghĩa là, mỗi quốc gia phải tự trình bày kế hoạch cụ thể, bao gồm việc xây dựng đê điều khi mực nước biển dâng cao, hệ thống tưới nhân tạo khi lượng mưa không đủ và xây dựng nơi trú ẩn ở những khu vực thường xuyên xảy ra lũ lụt và bão của mình.

Nhìn chung, đó là các dự án khác nhau, nhưng cùng mục tiêu là để cho tất cả các nước có thể sống trong một thế giới bình yên hơn.

Thứ ba là việc hoạt động của Quỹ „Tồn thất và Thiệt hại“. Thảm hoạ về môi trường trong toàn cầu hiện nay chủ yếu là do các nước công nghiệp phát triển gây ra, và trong khoảng thời gian sau này các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ cũng có một phần trách nhiệm đáng kể.

Trong khi đó, các nước đang trên đường phát triển luôn phải chịu một phần lớn thiệt hại. Trong hơn mười năm qua, họ cũng đã lên tiếng yêu cầu bồi thường thiệt hại, đặc biệt là đối với các thảm hoạ nghiêm trọng và giải pháp thích nghi không còn khả thi, chẳng hạn như những cơn bão có cường độ lớn chưa từng có.

Về mặt pháp lý, các nước đang phát triển lập luận dựa theo nguyên tắc chung là người gây ô nhiễm phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Tuy nhiên, tại COP 26 tại Glasgow, các nước công nghiệp vẫn từ chối công nhận các đòi hỏi này và tìm cách đưa ra một giải pháp đối thoại kéo dài 3 năm để thảo luận trong chi tiết về tài trợ. 

Tại Sharm el Sheikh, lần đầu tiên, vấn đề này được chính thức đưa vào chương trình nghị sự và phản ảnh tinh thần đoàn kết với các nạn nhân của thảm hoạ khí hậu. Điển hình nhất hiện nay là Đan Mạch, quốc gia đầu tiên đã đồng ý tham gia thanh toán.

Các nước nghèo cần được nhận tiền từ các nước giàu để tài trợ cho các biện pháp bảo vệ khí hậu và thích ứng với môi trường. Năm 2009, các nước công nghiệp phát triển đã cam kết là sẽ tăng các khoản chi trả này và kể từ năm 2020 sẽ trả 100 tỷ đô la mỗi năm. Tuy nhiên, lời hứa này đã không được tôn trọng. Trong lần hội nghị này tại Sharm el Sheikh, việc thực thi lời hứa này sẽ được đề cập.

Theo một dự tính mới nhất được đệ trình tại COP 27, mỗi năm các nước nghèo cần một số lượng chung khoảng 2.400 tỷ đô la để tài trợ cho các biện pháp phòng chống. 

Cuối cùng, các chủ đề phát triển hydro xanh, nguồn nước và an ninh lương thực, suy giảm tăng trưởng kinh tế thế giới và tình trạng lạm phát.

Các nhóm quyền lợi khác nhau, Dù các quốc gia sẳn sàng tham gia đàm phán, nhưng thực ra, họ cùng kết hợp nhau theo quyền lợi riêng biệt của từng nhóm.

Ví dụ như Liên Âu, các quốc đảo ở Karibik và Thái Bình Dương và một số quốc gia khác đề ra một "Liên minh với tham vọng cao“ và kêu gọi tất cả nên đặt ra các mục tiêu sâu rộng nhất nếu có thể."Nhóm 77 cộng với Trung Quốc” là nơi tập hợp của các nước đang phát triển. Từ lâu, nhóm này đã quy tụ được hơn 100 quốc gia, dù là theo các lợi ích chung, nhưng còn cách xa nhau về quyền lợi riêng. Nhiều quốc gia trong số này muốn là sẽ được bảo vệ tối đa; nhưng ngược lại, trong những năm gần đây, Trung Quốc thường đóng vai trò là người kềm hãm các yêu sách.

Các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ và Nam Phi tạo thành một nhóm để hành động tập thể. Trung Quốc và Mỹ là hai nước gây ô nhiễm nhất thế giới lại đang có nhiều xung đột đủ loại khác nhau, nên đó cũng là một trở ngại chính cho việc hợp tác để giải quyết về vấn đề khí hậu.

Sau cùng, có những „quốc gia kém phát triển nhất“, các quốc gia đặc biệt quá nghèo, các quốc đảo nhỏ, một số trong đó bị đe dọa bị huỷ diệt bởi mực nước biển dâng cao và nhóm các nước châu Phi. Họ đang tự sắp xếp lại vị thế mình tại các hội nghị về khí hậu.

Riêng về Liên Âu đàm phán với tư cách một cơ chế tổng thể và không phải làm đại diện riêng cho từng quốc gia.

 

 

Nguồn: BBC News

Địa điểm hội nghị

Hội nghị đang diễn ra tại châu Phi, nên cũng sẽ thu hút sự chú ý đặc biệt hơn của các nước tham dự về các chương trình viện trợ phát triển dành cho các nước nghèo.

Ban tổ chức hội nghị tỏ ra coi trọng việc hỗ trợ cho các quốc gia đặc biệt dễ bị tổn thương nhiều hơn. Các nước công nghiệp phát triển vẫn chưa giữ lời cam kết trong việc tài trợ cho các biện pháp thích nghi với môi trường và điều này sẽ cần phải được thay đổi.

Tuy nhiên, áp lực phải hành động giúp cho châu Phi là vô cùng to lớn trước các nạn đói. Dưới áp lực chính trị của các nước châu Phi, vấn đề bồi thường tổn thất cũng sẽ có một vị trò quan trọng trong chương trình nghị sự.

Ảnh hưởng của cuộc chiến Ukraine

Cuộc chiến Ukraine làm phức tạp thêm cho diễn biến các cuộc đàm phán tại Ai Cập và nhất là làm chuyển hướng phần nào sự quan tâm của chính giới quốc tế trong việc bảo vệ khí hậu.

Thế giới ngày càng bị phân hoá thành nhiều khối, và sự sẵn sàng hành động vì mục tiêu cao cả chung đã bị giảm đi. Tinh trạng thiếu hụt về nguyên liệu năng lượng hóa thạch đã dẫn đến sự khai thác các mỏ mới. Nhưng nếu các mục tiêu về khí hậu được đáp ứng, thì không có mỏ than, dầu hoặc khí đốt mới nào có thể cần được khai thác thêm.

 

Nguồn: BBC News

Tuy nhiên, giá năng lượng tăng cũng tạo thuận lợi cho việc mở rộng các nguồn năng lượng tái tạo và không chứa CO2, đặc biệt là năng lượng gió và mặt trời. Nhiều quốc gia muốn đẩy nhanh việc mở rộng các chương trình này, vì đó cũng là một cách để đảm bảo cho nguồn cung cấp năng lượng được an toàn. Điều này có thể dẫn đến vấn đề là cuộc chiến Ukraine thậm chí còn gây ra những hậu quả tích cực cho việc bảo vệ khí hậu trong lâu dài.

Cuộc chiến còn tiếp diễn và cũng đang khiến cho giá cả tăng cao và thiếu lương thực. Tình thế đổi thay khiến cho các nước chuyển sang mục tiêu là tham gia đấu tranh cho việc phân phối lương thực trong toàn cầu được công bằng hơn đang gia tăng. Biến chuyển này có thể làm suy yếu đến tinh thần sẵn sàng dấn thân để tranh đấu cho việc bảo vệ khí hậu.

Ý nghĩa của hội nghị

Bảo vệ môi trường chỉ có thể thực hiện khi được thông qua việc hợp tác quốc tế. Các hội nghị về khí hậu là một diễn đàn duy nhất mà trong đó các nước lớn, nhỏ, giàu, nghèo làm việc cùng nhau trên một nền tảng bình đẳng.

Công luận thường chỉ trích hữu lý là các tiến bộ đạt được qua các hội nghị về khí hậu quá chậm chạp hay đúng hơn là không hiệu quả đúng mức.

Tuy thế, hiện nay, các nhà đấu tranh môi trường cho là hầu như không có hình thức nào khác có thể thay thế được như hiện nay. Đặc biệt là đối với các nước nghèo, hội nghị này còn là nơi tạo ra một diễn đàn đa phương tốt nhất để thu hút sự quan tâm, nhất là huy động được sự tham gia của các xã hội dân sự khắp thế giới

Hội nghi COP27 sẽ là tâm điểm của công luận trong toàn cầu trong ít nhất hai tuần. Đây là dịp để cho nhiều kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày bên lề các hội nghị và các nhóm lợi ích sẽ thể hiện rõ quan điểm của họ. Quan điểm của các nhóm lợi ích đặc biệt là bị chỉ trích gay gắt nhất, bởi vì họ cho là việc bảo vệ khí hậu là ít quan trọng hơn.

Theo như thông lệ, tại COP 27 cũng là nơi các nguyên thủ các quôc gia sẽ tranh thủ gặp nhau qua hình thức tham khảo song phương không chính thức để giải quyết các vấn đề hợp tác liên hệ.