Số 1 Thái Hà, Quận Đống Đa, Hà Nội

NGHIÊN CỨU: KHOẢNG CÁCH VÙNG TRONG SỨC KHỎE TINH THẦN CỦA TRẺ EM VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH COVID-19.

Đăng bởi CÔNG TY TNHH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI WECARE vào lúc 02/08/2023

BÀI CHIA SẺ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU – NHÓM CỰU SINH HỌC BỔNG AAS 

Sáng ngày 29/3/2023, BÀI CHIA SẺ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU – NHÓM CỰU SINH HỌC BỔNG AAS đã diễn ra với sự tham gia của các cán bộ, nhân viên Phòng khám SHP, Doanh nghiệp xã hội WeCare và các đồng nghiệp, đối tác khác. Nghiên cứu với chủ đề: "Khoảng cách vùng trong sức khỏe tinh thần của trẻ em Việt Nam trong bối cảnh COVID-19." được thực hiện bởi nhóm tác giả: Nghiên cứu sinh học bổng chính phủ Úc.

 

Nhóm tác giả:

Nguyễn Đình Đạo, Nghiên cứu sinh chuyên ngành Kinh tế sức khỏe, Trường Kinh tế, trường Đại học Queensland, Úc.

Lê Đào Khánh Long, Giảng viên, Chuyên gia nghiên cứu Kinh tế sức khỏe, Đại học Monash, Úc.

Trần Thị Phúc Duyên, Giảng viên Đại học Greenwich Cần Thơ.

 

 

Dự án được tài trợ bởi Chính phủ Úc thông qua Quỹ hỗ trợ cựu sinh viên Úc.

Sức khỏe tinh thần của trẻ em là vấn đề được quan tâm. Vấn đề lưu ý bởi các nhà hoạch định chính sách và các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong các nghiên cứu trước thời kỳ đại dịch COVID-19, khoảng 3 triệu trẻ em cần các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần. Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề tới nhiều khía cạnh cuộc sống của người dân, đẩy trẻ em vào mức độ tổn thương cao hơn. Lễ công bố Chương trình y tế học đường quốc gia 2021-2025, được tổ chức trực tuyến tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Hà Nội. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phát biểu “Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của hàng chục triệu học sinh, cả trực tiếp và gián tiếp”.

 

Quy mô nghiên cứu

Dưới sự tài trợ của Quỹ Hỗ trợ Cựu sinh viên Úc thuộc Chính phủ Úc, nhóm nghiên cứu bao gồm các thành viên đang học tập và làm việc trong lĩnh vực sức khỏe trẻ em tại các trường Đại học tại Việt Nam và Úc. Các tác giả đã triển khai dự án “Khoảng cách vùng trong sức khỏe tinh thần của trẻ em tại Việt Nam trong bối cảnh COVID-19”. Khảo sát của dự án nhằm mục đích đo lường tác động của COVID-19 đến sức khỏe tinh thần của trẻ em. Bên cạnh đó, khảo sát mong muốn chỉ ra được khoảng cách của tác động này giữa khu vực thành thị và nông thôn.

 

Khảo sát được thu thập tại 3 tỉnh thành (Hà Nội, Sơn La, và Lào Cai) với 200 đứa trẻ được lựa chọn ngẫu nhiên. 200 bố mẹ của chúng cũng được mời tham dự để thu thập các thông tin về nhân khẩu học cũng như đánh giá của họ về sức khỏe tinh thần của trẻ em. Dự án áp dụng các công cụ quốc tế trong đánh giá sức khỏe trẻ em. Bao gồm Công cụ Điểm mạnh và Khó khăn (SDQ - The Strengths and Difficulties Questionnaire) trong bảng hỏi dành cho bố mẹ. Và Công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống của trẻ em (CHU9D - The Child Health Utility Instrument) trong bảng hỏi dành cho trẻ em.

 

Các chỉ số nổi bật

Sự khác biệt giữa các nhóm nhân khẩu học trong các chỉ số SDQ và CHU9D được tính bằng Cohen's d. Trẻ em thành thị có điểm hành vi tiếp thu trung bình cao hơn trẻ em nông thôn. Cụ thể: triệu chứng cảm xúc: d=0,376, p=0,019; vấn đề về bạn bè: d=0,388, p=0,007. Con cái của cha mẹ ở thành thị mắc COVID-19 có điểm số về các vấn đề về cảm xúc và vấn đề bạn bè cao hơn đáng kể so với những đứa trẻ không mắc bệnh.

 

Tiện ích HRQoL trung bình được đo lường bởi chỉ số CHU9D là 0,840 (sd=0,172). Số liệu về sự khác biệt trong tiện ích HRQoL giữa thành thị và nông thôn là không đáng kể. Trong khi đó, tiện ích trung bình (CHU9D) cao hơn đáng kể về phía trẻ em nam. Phân tích ban đầu xác nhận sức khỏe tâm thần kém hơn đối với trẻ em sống ở vùng nông thôn. Điều này cho thấy rằng các hàm ý chính sách nên xem xét các yếu tố khu vực. Điều này để tăng cường sức khỏe tâm thần của trẻ em. Đặc biệt là trong giai đoạn hậu đại dịch COVID-19.