Số 1 Thái Hà, Quận Đống Đa, Hà Nội

DỰ PHÒNG HIV SAU PHƠI NHIỄM (PEP)

Đăng bởi CÔNG TY TNHH DOANH NGHIỆP XÃ HỘI WECARE vào lúc 08/11/2023

Phơi nhiễm với HIV là khi cơ thể tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể của người nhiễm HIV, hoặc người không xác định được tình trạng nhiễm HIV.

Phơi nhiễm trong môi trường nghề nghiệp: như khi tác nghiệp thủ thuật y tế, làm nhiệm vụ truy bắt tội phạm…

Phơi nhiễm ngoài môi trường nghề nghiệp:

- Do quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su hoặc bao rách, bị cưỡng dâm.

- Dùng chung bơm kim tiêm với người nghiện chích ma túy.

- Do người nghi nhiễm HIV cắn gây chảy máu

- Do đâm phải kim hoặc vật sắc nhọn ở nơi công cộng có dính máu nhìn thấy được.

 

 

NGƯỜI BỊ PHƠI NHIỄM CẦN LÀM GÌ?

- Xử lý vết thương tại chỗ: Rửa dưới vòi nước, không nặn bóp vết thương. Rửa bằng xà phòng hoặc nước sạch.

- Nếu phơi nhiễm nghề nghiệp cần báo người phụ trách và lập biên bản.

- Tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế tin cậy. Để được sử dụng liệu trình dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) càng sớm càng tốt. Tối ưu nhất trong 6 giờ đầu và không quá 72 giờ sau phơi nhiễm.

- Người bị phơi nhiễm điều trị dự phòng trong 28 ngày. Xét nghiệm lại sau 3 tháng kể từ khi phơi nhiễm.

 

HIV là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). HIV tấn công hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh. Có thể kể đến như nhiễm trùng cơ hội, ung thư và một số bệnh khác, dẫn đến tử vong. Chính vì vậy, chúng ta cần sử dụng những biện pháp phòng tránh để bảo vệ bản thân và người xung quanh.